Archive

Archive for the ‘Cao hoc’ Category

Những câu hay dành cho người thầy.

September 19, 2010 Leave a comment


*”Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.” Uyliam Batơ —
*”Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình.” Can Jung
*”Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ.” Galileo
*”Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo.” Pestalogi
*”Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.” Usinxki
*”Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác.” Usinxki
*”Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dung lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người.” Xukhomlinxki
*”Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui swongs khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.” Gôlôbôlin
*”Dạy tức là học hai lần.” G. Guibe
*”Trọng thầy mới được làm thầy.” Ngạn ngữ Trung Quốc
*”Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi.” Ngạn ngữ Trung Quốc
*”Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc.” Ngạn ngữ Ba Tư
*”Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.” Horaceman
*”Đem việc làm mà dạy người thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người thì người ta không phục.” Đệ Ngũ luận
*”Người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ.” T. Thore
*”Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế.” Philoxêne De Cythêrê
*”Nào ai có giỏi hơn con kiến, thế mà nó chẳng cần nói một lời nào.” Benjamin Franklin
*”Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.” Tục ngữ Việt Nam
*”Muốn sang thì bắc cầu kiều,muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.” Tục ngữ Việt Nam
*”Tôi dường như không phải là thầy giáo…và những con đường dẫn đến trái tim tuổi thơ sẽ bị đóng kín đối với tôi nếu tôi chỉ là người đứng trên bục giảng.” V.A. Sukhomlinxki
Sưu tầm.

Bo de co ban do Ngo Bao Chau chung minh

August 21, 2010 1 comment

Sau đây tôi xin giới thiệu công trình của GS Ngô Bảo Châu

7 kỹ năng chúng ta cần để “sống sót” sau khi ra trường

August 20, 2010 Leave a comment

Sinh viên hiện đại có thể “chết chìm” trong cuộc sống, vì các trường học chỉ dạy họ cách làm các bài thi.

Tony Wagner làm việc tại Khoa Giáo dục thuộc Đại học Harvard. Ông cho rằng dạy-học-để-thi không chỉ khiến sinh viên nản học, mà còn cản trở việc truyền dạy 7 “kỹ năng sống còn” mà sinh viên nào cũng cần có trước khi tốt nghiệp.

Wagner thường xuyên nghe hai điều, được lặp đi lặp lại từ các nhà tuyển dụng: “Chúng tôi cần những người có thể đặt những câu hỏi hay, và chúng tôi cần những người có thể lôi kéo người khác vào những cuộc trò chuyện sâu sắc”.

Read more…

7 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

August 20, 2010 Leave a comment

Những năm gần đây trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, các giáo viên đã không ngừng giảm thiểu các giờ thuyết giảng để tăng giờ cho học sinh, sinh viên làm việc nhóm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải giờ làm việc nhóm nào của lớp cũng thành công. Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này là người học chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả hơn:

1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.

Read more…

Truyền đạt để là của minh

August 20, 2010 Leave a comment

TTO – Hầu như ai cũng thừa nhận rằng cách học tập tốt nhất là truyền đạt cho người khác những điều mình đã học và kiến thức chỉ thấm nhuần khi được áp dụng thường xuyên vào thực tiễn.

Khi còn giảng dạy đại học cách đây nhiều năm, tôi được gặp Giáo sư Tiến sĩ Walter Gong ở San Jose – California. Ông dạy môn Phương pháp Sư phạm. Trọng tâm bài giảng của ông là nguyên tắc lớn sau đây:

Cách tốt nhất để thu hút người ta vào việc học tập là biến họ trở thành thầy giáo. Nói cách khác, bạn sẽ tiếp thu kiến thức tốt nhất khi bạn truyền đạt cho người khác những kiến thức đó.

Ngay sau đó, tôi bắt đầu áp dụng nguyên tắc này vào công việc của mình và cuộc sống gia đình. Lần đầu tiên tôi lên lớp ở trường đại học, chỉ có từ 15 đến 30 sinh viên tham gia. Rồi tôi áp dụng nguyên tắc của Tiến sĩ Gong và nhận thấy rằng mình vẫn có thể giảng dạy hiệu quả với số lượng sinh viên lớn hơn. Thực tế một số lớp học mà tôi giảng dạy có rất đông sinh viên, đến gần một ngàn người nhưng kết quả học tập và điểm thi của họ vẫn rất cao.

Thông thường, càng ít sinh viên thì chất lượng giảng dạy càng cao. Nhưng nếu bạn biến sinh viên thành giáo viên, bạn sẽ có được một đòn bẩy mang lại hiệu quả tốt hơn.

Đồng thời, khi bạn truyền đạt hay chia sẻ với người khác những điều bạn đã học được là bạn muốn nói với mọi người rằng: bạn đang sống theo những điều bạn giảng dạy. Sự chia sẻ này sẽ là nền tảng cho việc học tập sâu hơn, cho sự cam kết và là động cơ cho sự thay đổi và sự tán đồng của tập thể.

Rồi bạn nhận thấy rằng sự chia sẻ đó còn tạo ra mối liên hệ gắn bó với những người xung quanh, đặc biệt là với con cái của mình. Hãy để chúng thường xuyên dạy lại bạn những gì chúng đã học được từ trường lớp. Những học sinh nào thích truyền đạt kiến thức đã học cho người khác đều là những học sinh xuất sắc.

Theo Tủ sách Tuổi Trẻ (STEPHEN R. COVEY)

Categories: Cho là nhận

Kỹ thuật phân tích SWOT

August 20, 2010 Leave a comment

Nhiều lần trong cuộc sống, chắc bạn từng lúng túng khi đứng trước các vấn đề đang đối mặt. Bạn muốn hiểu rõ vấn đề, muốn có cái nhìn từ nhiều phía để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và thách thức để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Vậy bạn có thể thử sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT!

CENTEA xin giới thiệu đến quý Thầy Cô và các bạn kỹ thuật phân tích SWOT.

I. Làm quen với SWOT

Chữ SWOT viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của các từ sau:

Strengths: các điểm mạnh

Weaknesses: các điểm yếu

Opportunities: các cơ hội

Threats: các đe dọa, mối nguy

Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ vẽ ra trên một tờ giấy hoặc trên một chiếc bảng 4 khu vực được phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau đó dùng kỹ thuật động não (brainstorming) để ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá nhân hay nhóm vào các khu vực tương ứng.

090525_SWOT1

Strengths – Các điểm mạnh: đây là những yếu tố có giá trị hoặc điểm mạnh của tổ chức, cá nhân. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong (internal) và hữu dụng (helpful) của đối tượng đang xem xét.

– Tổ chức của chúng ta có những ưu điểm nào?
– Những thành công của lớp trong năm học vừa qua là gì?

– Chúng ta làm công việc nào có kết quả mỹ mãn nhất?

– Cá tính và nhân cách của tôi có những nổi trội gì so với người khác?

– Kiến thức nền tảng của tôi được xây dựng theo con đường nào mà người khác không có?

– Tổ Toán trường ta có những điểm mạnh gì?

Weaknesses – Các điểm yếu: đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là thuộc tính bên trong (internal) và có tính gây hại (harmful) của đối tượng đang xem xét.

– Chúng ta yếu ở những điểm nào?

– Yếu tố nào dẫn đến sự thất bại của tổ chức?

– Bản thân tôi còn có khuyết điểm gì?

– Những yếu tố nào chúng ta có thể cải thiện?

Opportunities – Các cơ hội: đây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho cá nhân và tổ chức. Đây là các yếu tố bên ngoài (external) và hữu ích (helpful) cho cá nhân hoặc tổ chức đang xem xét.

– Chủ trương sắp tới của Nhà nước sẽ đem lại lợi thế gì cho tổ chức chúng ta?

– Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp ích gì cho nhà trường hay không?

– Những xu hướng giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy mới nào mà chúng ta nhận thấy được?

– Hình như khu đất này sắp quy hoạch?

Các cơ hội thường đến từ sự thay đổi chính sách của cấp quản lý, sự thay đổi về công nghệ, phương pháp, sự thay đổi về lối sống, thói quen tiêu dùng, thị trường, … Bạn hay tổ chức của bạn hãy mở to mắt để quan sát, mở rộng tai để lắng nghe và dùng trí tưởng tượng của mình cùng các dữ liệu thu thập được để hình dung và dự đoán các cơ hội đang đến.

Threats – Các mối nguy: đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài (external) mà cá nhân hoặc tổ chức của bạn có thể phải đối mặt?

– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này liệu có cuốn phăng doanh nghiệp của mình?

– Các quán xá internet hoặc karaoke gần trường có ảnh hưởng gì đến học sinh trong trường hay không?

– Xu hướng bạo lực học đường có xâm nhập vào trường ta không?

– Đường xá xuống cấp và kẹt xe có ảnh hưởng đến việc học của học sinh hay không?

Thầy Cô và các bạn, các lãnh đạo của tổ chức, trường học có thể thử sử dụng các gợi ý bên trên để có một bức tranh toàn diện về vấn đề chúng ta đang gặp phải.

II. Cách dùng kỹ thuật SWOT

Kỹ thuật phân tích SWOT được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh để phân tích tình hình công ty, nghiên cứu về các đối thủ, …Tuy nhiên, ngày nay kỹ thuật này cũng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như giáo dục, phát triển cá nhân, …

SWOT có thể dùng cho cá nhân, tổ chức hay trong hoạt động nhóm. Chúng ta có thể dùng giấy viết hoặc bảng. Một cách dùng khác là sử dụng các tờ giấy dính để phát cho các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên sẽ viết các thông tin mình biết vào tờ giấy rồi đính lên bảng.

Các giáo viên Mỹ đang cùng sử dụng SWOTCác giáo viên Mỹ đang cùng sử dụng SWOT

Trong việc biên soạn và hình thành Dự thảo Chiến lược Phát triển Giáo dục 2009-2020, Bộ GD&ĐT của chúng ta cũng từng sử dụng kỹ thuật này.

Đây là một kỹ thuật đơn giản và dễ hướng dẫn, các giáo viên có thể nhanh chóng giới thiệu cho các em học sinh của mình để các em biết cách sử dụng.

III. Tư duy linh hoạt với SWOT

Sau khi đã nắm vững kỹ thuật phân tích này, chúng ta cần quay lại để nhìn ra một tầm nhìn mới trong kỹ thuật SWOT.

Việc phân chia các yếu tố thành điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối nguy không nhất thiết là một sự phân chia cứng nhắc. Chúng ta không nên có một cái nhìn cứng nhắc về Cơ hội và Mối nguy. Vì “cơ hội có thể chuyển thành mối nguy”, và ngược lại “mối nguy có thể chuyển thành cơ hội” đúng như cụm từ “nguy cơ” (trong Nguy hiểm có Cơ hội).

Ví dụ:

– Trước nguy cơ học sinh của trường có kết quả thi kém, chúng ta có cơ hội nhìn lại những lý do tồn tại và các phương hướng cải thiện cho tương lai.

– Trước cơ hội mở rộng nhà trường về mặt nhân sự, tổ chức, cơ sở vật chất, có thể chúng ta sẽ đối mặt với các mối nguy về tài chính, bộ máy nhân sự thêm cồng kềnh, công việc phân chia không rõ ràng và chồng chéo.

– Trong nguy cơ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhiều công ty đã tìm thấy cơ hội để tổ chức lại bộ máy, tìm kiếm các thị trường mới, …

Do đó, giữa Nguy và Cơ luôn là một quá trình, một sự chuyển biến qua lại, chúng ta hoặc tổ chức của chúng ta phải nhìn thấy được điều đó để tìm kiếm một sự cân bằng hoặc chấp nhận các thách thức khi đưa ra quyết định.

Cuộc sống chứa đựng một sự vận động không ngừng và con người phải vận động khéo léo theo dòng chạy ấy với một tư duy linh hoạt và tầm nhìn sắc sảo để không rơi vào bất cứ thái cực nào.

Nguồn: Tam Giang – http://www.giaovien.net

Categories: Nguyen tac SWOT

4 kĩ năng sinh viên “không thể không có”


Ngày tựu trường, hành trang các tân sinh viên mang theo bên cạnh cảm giác náo nức, vui mừng là những nỗi lo, bỡ ngỡ trước một môi trường mới, rộng lớn và nhiều thách thức.

Rất nhiều sinh viên không thích nghi với điều kiện sống mới, không đáp ứng được phương pháp học tập ở đại học… đã lâm vào tâm trạng thất vọng, chán nản, thậm chí sa ngã, bỏ học.

“Vũ khí” hiệu quả nhất lúc này tự rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân, như: quản lý thời gian, làm việc nhóm, khả năng thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng nghe hiểuTrong số những kỹ năng trên, 4 kỹ năng sau đây sinh viên “không thể không có”.

1. Kỹ năng quản lý căng thẳng

Môi trường ĐH cực kỳ tiệm cận với cuộc sống ngoài xã hội, với nhiều hoạt động và những mối quan hệ. Hơn nữa, sinh viên là những người năng động và ham học hỏi không muốn bỏ lỡ một cơ hội nào: vừa đi học, vừa tham gia sinh hoạt Đoàn – Hội, vừa đi làm thêm… Hoặc có những sinh viên không như vậy nhưng nhìn những bạn bè xung quanh và họ vô tình bị cuốn đi. Từng ngày, từng ngày, những cái “hạn chót” như con rồng khò khè chực phung lửa vào họ; nỗi lo sợ bị khiển trách không hoàn thành công việc; dự định này nối tiếp kế hoạch kia xếp chồng như núi… Và đến một ngày họ bước đi nhanh hơn không nhận thức. Khi đó, street đã “gõ cửa” rồi đấy!

– Học cách “vườn không nhà trống”: Cách này đặc biệt áp dụng cho những cuộc tranh cãi, làm việc nhóm…Đó là cách “chúng ta” vẫn thường làm trong những tiết học ở phổ thông ấy, gương mặt lắng nghe rất chăm chú nhưng vô tai này rồi đi qua tai kia… mất hút!

Tìm/Tạo cho mình một góc nhỏ bình yên: Có thể là một bài nhạc yêu thích, một giấc ngủ thật ngon ôm cái gối yêu thích, một quán cà phê quen thuộc…hoặc một buổi hẹn hò với bạn bè cũ. Tất tần tật những điều khiến bạn cảm thấy bình yên và được là chính mình.

– Bấm nút ngừng: Khi tất cả mọi việc đổ dồn vào một lúc thì bạn phát điên lên được. Khi đó hãy để tay lên đầu và bấm: “Ngừng lại”. Lúc này, hãy nhìn lại các vấn đề của bạn và xếp chúng thành thứ tự các nào giải quyết trước và cái nào mình không thể làm gì được.

2. Kỹ năng lãnh đạo

Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết trong việc học ở ĐH, là điểm “+” trong hồ sơ xin học bổng và là yêu cầu cho những vị trí cao cấp ở các nhiều công ty, doanh nghiệp đó!

– Hãy là một thành viên tốt: Trước khi là người lãnh đạo, bạn cần phải là một thành viên tốt đã. Tham gia một nhóm nào đó, chú ý đến người lãnh đạo nhóm đó quan sát, học hỏi điểm tốt và tránh những điểm chưa tốt.

– Hãy có phong thái của người lãnh đạo: Chắc chắn bạn sẽ không chọn một người lãnh đạo vụng về, khép nép, lôi thôi cho mình và mọi người cũng vậy. Thế nên hãy rèn luyện phong thái của mình từ vẻ ngoài đến bên trong: trang phục phù hợp, tự tin, có uy tín…

– Tập ra quyết định: Người lãnh đạo là người ra quyết định. Thế nên, hãy tập ra quyết định, và một khi đã “chấm hết” thì không thay đổi. Trước hết là hãy thực hành với bản thân mình sau đó sẽ đến nhiều người, tập thể nhóm.

– Tập đánh giá điểm mạnh và yếu của người khác: Hãy chọn 10 người bạn bất kỳ của bạn và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ.

3. Kết nối bạn bè

Giao tiếp, chuyện trò thấy thì “dễ như ăn cháo” nhưng thật ra lại vô cùng khó và cần phải rèn luyện từng ngày. Bạn phải rèn luyện cách nói chuyện và thuyết phục để mọi người chú tâm lắng nghe và cảm nhận được những điều bạn muốn gửi gắm.

Tập nói: Hãy nói chuyện với bạn bè, với người thân, thậm chí với người xa lạ. Đừng nói về những việc: “Bạn khỏe không? Hôm qua làm gì…?” Hãy suy nghĩ và chọn lựa những chủ đề có tính tranh luận, gợi mở…

Tập nghe: Một tuần một lần, hoặc bất cứ khi nào có dịp, hãy lắng nghe bạn bè, người quen của trò chuyện, nghe những vấn đề của họ…

Kỹ năng thuyết phục, tranh luận: Hãy bắt đầu bằng một việc thường ngày là trả giá khi mua hàng. Bằng cách này bạn sẽ mua được đúng giá bạn muốn và rèn luyện kỹ năng thuyết phục người khác.

4. Vận động, không ngừng vận động

Những khi thất bại, gặp khó khăn, stress…bạn sẽ làm gì? Chỉ muốn ở một mình. Hay là gọi cho ai đó mà tâm sự, than vãn nhưng vấn đề có thật sự được giải quyết tận gốc? Tất cả là phụ thuộc ở bạn, chính bạn là người có thể và biết cách đối mặt cũng như giải quyết triệt để rắc rối.

– Liệt kê 3 động lực thúc đẩy bạn: Đó có thể là một câu châm ngôn bạn tâm đắc, một thần tượng bạn ngưỡng mộ, hay chính những thất bại trước của bạn. Hãy liệt kê 3 điều quan trọng nhất và khắc cốt ghi tâm chúng. 1 trong những động lực của mình là: “Life isn’t fair but it’s still good”

Đạt được những thành công nhỏ mỗi ngày: Không động lực nào mạnh mẽ hơn những thành công đạt được. Mỗi ngày, hãy đặt ra những mục tiêu nho nhỏ và hoàn thành nó. Mỗi một thành công đạt được sẽ cho bạn tự tin và niềm hứng khởi bắt đầu thành công khác vào ngày mai.

Từ điển của bạn không có từ “thất bại”: Tất cả những thất bại của bạn không bao giờ là thất bại, chỉ là một bước lùi lại, dừng lại, hoặc trầy xước sơ sơ 1 chút thôi. Hãy bước lại và bắt đầu lại từ chính chỗ đó. Hãy ghi lại những lần “trượt chân” đó để làm động lực cho bạn sau này.

Nỗ lực rèn luyện những kỹ năng trên thành một phần thói quen của bản thân mình không hề đơn giản và dễ dàng. Nhưng trái ngọt của quá trình rèn luyện đó sẽ giúp bạn để có được kết quả cao trong học tập và thành công trong cuộc sống. Cố gắng lên nào!

Nguồn: Trần Thị Bảo Ngọc – Mục Tím Online

Thầy Nguyễn Công Anh trường thpt An Lạc Binh Tân sưu tầm